quay lại Quay lại
Tin tức

Luật thi đấu cờ tướng - Trò chơi đấu trí mang tầm Quốc Tế

lịch
09/01/2021 • 11:40:53 AM

Có câu “trên thông thiên văn dưới tường địa lý” hay câu cầm, kỳ, thi, họa - được hiểu là tứ nghệ - 4 loại tài năng mà con người cần phải có. Và Cờ là một trong những thú vui tao nhã và là một sân chơi bổ ích để con người có thể thử sức và khai thác tài năng của bản thân và mở rộng tầm nhìn, sự hiểu biết về mọi lĩnh vực. Không chỉ người già hay trẻ nhỏ, nam hay nữ mà bất cứ ai cũng có thể chơi được trò chơi này, cùng khám phá và tìm hiểu về luật thi đấu cờ tướng trong bài viết sau đây. 

Thẻ game online

1.1. Thông tin khái quát về  bộ môn Cờ Tướng 

“Chàng với thiếp đêm khuya trằn trọc 

Đốt đèn lên đánh cuộc cờ người

Hẹn rằng đấu trí mà chơi,

Cấm ngoại thủy không ai được biết

Nào tướng sĩ dàn ra cho hết 

Để đôi ta quyết liệt một phen,...

 - Hồ Xuân Hương - 

Luật thi đấu cờ tướng - thông tin cập nhật mới nhất
Luật thi đấu cờ tướng - thông tin cập nhật mới nhất 

Thú vui chơi cờ đã có từ lâu và còn được đưa vào trong thi ca một cách đầy khéo léo và uyển chuyển của bà Chúa Thơ Nôm Hồ Xuân Hương, Hồ Chí Minh, Trần Cao Vân và còn rất những tác phẩm và tác giả khác. Cờ tướng là một loại trò chơi đấu trí dành cho hai người được bắt nguồn từ Trung Quốc và phổ biến hơn ở các nước Châu Á như tại Singapore, Trung Quốc hay Đài Loan,....

Cờ Tướng là một trong bộ môn thể thao được xếp chung hạng với các loại cờ như: Cờ Vua, Cờ Tướng Shogi của Nhật Bản và Cờ Tướng Janggi của Triều Tiên. 

Không chỉ là một trò chơi mang tính giải trí cho mọi người trong đời sống hằng ngày, Cờ Tướng trở thành một trong những bộ môn thể thao đấu trí được tổ chức hằng năm tại Việt Nam - Giải vô địch cờ tướng Việt Nam. Và là một trò chơi có tính phổ biến mang tầm cỡ Quốc tế khi được tổ chức hai năm một lần với giải vô địch Cờ Tướng thế giới.

Nạp card điện thoại

Thông tin khái quát về  bộ môn Cờ Tướng
Thông tin khái quát về  bộ môn Cờ Tướng 

1.2. Luật thi đấu cờ tướng theo quyết định số 1409 năm 2004 của Ủy ban Thể Dục Thể Thao

Căn cứ theo thông tin được ban hành theo quyết định số 1409 năm 2004 của Ủy ban Thể Dục Thể Thao thì luật cờ tướng được chia ra thành 6 chương bao gồm 30 điều bao gồm các nội dung như sau: 

Luật thi đấu cờ tướng theo quyết định số 1409 năm 2004 của Ủy ban Thể Dục Thể Thao
Luật thi đấu cờ tướng theo quyết định số 1409 năm 2004 của Ủy ban Thể Dục Thể Thao

1.2.1. Quy định về số lượng và mục đích người chơi Cờ Tướng

Về số lượng người chơi Cờ Tướng bao gồm 2 người chơi - đại diện cho hai nước với mỗi quân cờ mang màu sắc khác nhau có thể là: Trắng - Đen hoặc Xanh Đỏ. Người chơi cần sử dụng trí tuệ, các nước đi thật khéo léo và đúng luật để ăn được các tướng của đối phương và giành chiến thắng. 

Xem thêm: Hướng dẫn cách chơi cờ tướng cho người mới bắt đầu dễ hiểu

1.2.2. Bàn Cờ và các quân Cờ Tướng 

Quy định về bàn cờ và quân cờ trong thi đấu Cờ Tướng: Về bàn cờ được đặt thành 9 dọc, mười ô ngang và được chia ra thành các ô vuông. Trong đó, phần ô chính giữa bàn cờ có đường ngang chạy qua được gọi là sông - đây chính là khoảng trống ngăn cách hai phần của bàn cờ có vị trí đối xứng và bằng nhau. 

Các ô vuông số 4, 5 ,6 sẽ có đường chéo đi qua. Về thứ tự và đánh số trên bàn cờ được quy định như sau: Bên trắng được đánh số theo hàng dọc với thứ tự từ 1 đến 9 theo chiều từ phải qua trái, bên đen cũng được đánh số thứ tự theo chiều từ phải qua trái với các số thứ tự theo từ 9 đến 1. 

Về các quân Cờ Tướng trên một bàn Cờ Tướng bao gồm các nội dung như sau: 

- Số lượng Cờ Tướng trên một bàn cờ là 32 quân cờ được chia đều cho mỗi bên là 16 quân bao gồm 7 loại quân cờ 

Bàn Cờ và các quân Cờ Tướng
Bàn Cờ và các quân Cờ Tướng 

- Các loại quân có ký hiệu và số lượng giống nhau bao gồm các quân cờ sau: Bên Trắng bao gồm các loại quân và số lượng quân cờ là 5 Binh, 2 quân Mã - Pháo, Xe, Tượng Sĩ và 1 quân Soái; Bên Đen bao gồm các loại quân và số lượng các quân cờ đó là: 5 quân Tốt, tương tự mỗi quân Mã, Pháo Xe, Tượng Sĩ mỗi loại đều có 2 quân và cuối cùng là 1 Tướng. Về màu sắc quân cờ thường sử dụng chính đó là hai màu Trắng và Đen, khi chơi quân Trắng sẽ là quân cờ được đi trước. 

Khi đã có đủ số lượng quân cờ người chơi cần sắp xếp các quân cờ sao cho đúng vị trí. Quy định về đi quân trong Cờ Tướng người chơi cần đảm bảo thực hiện đúng theo các quy định như sau: 

1.2.3. Quy định về lượt đi - cách di chuyển - lượt chơi Cờ Tướng

Sau khi cả hai bên Đen và Trắng đã hoàn thiện việc sắp xếp các quân bài trên bàn cờ, người chơi cần tuân thủ theo các quy định về lượt đi, cách di chuyển và lượt chơi, ván chơi đối với mỗi bên như sau: 

- Mỗi quân cờ được xếp theo mỗi giao điểm tại các vị trí khác nhau trên bàn cờ theo đúng quy định 

- Bên Trắng được quyền đi trước sau đó đến lượt quân Đen và tiếp tục các lượt đi được luôn phiên nhau

- Mỗi lượt đi người chơi chỉ được di chuyển duy nhất một quân cờ

- Nếu người chơi theo một ván cờ thì hai bên cần bốc thăm để chọn ra bên được đi trước; Nếu chơi nhiều ván thì ván đầu tiên hai bên sẽ tổ chức bốc thăm, các ván còn lại thì thay phiên nhau đổi quân cờ; Thi đấu theo vòng tròn để chọn ra người đi trước thì tùy thuộc vào mã số đã được ấn định trước khi người chơi bắt thăm. 

1.2.4. Mỗi loại quân Cờ Tướng được đi như thế nào? 

Quân Tướng hay quân Soái được quyền đi các nước ngang hay dọc nhưng chỉ trong phạm vi của cung Tướng. Hai quân Tướng - Soái không được đặt đối diện nhau trên cùng một đường dọc, nếu trường hợp này có xảy ra thì bắt buộc phải có một quân cờ khác che mặt. 

Đối với quân Sĩ thì cũng chỉ được phép đi theo một đường chéo trên bàn cờ Tướng và trong phạm vi cung Tướng. 

Đối với Quân Tượng cũng được đi chéo nhưng là đi chéo qua hai bước. Trường hợp trên bước đi có quân cờ khác cản trở thì quân Tượng không đi được. Phạm vi hoạt động của quân Tượng đó chính là chỉ trong lãnh thổ bên mình, không được xâm phạm sang lãnh thổ của bên khác, không sang sông. 

Mỗi loại quân Cờ Tướng được đi như thế nào?
Mỗi loại quân Cờ Tướng được đi như thế nào? 

Về nước đi của quân Xe có thể được đi dọc và đi ngang và không bị giới hạn về số bước đi nếu không có các quân cờ khác cản đường. 

Quân mã lại chỉ được đi theo đường hình chữ nhật của hai ô vuông liền nhau và có thể bị cản trở các quân cờ khác nếu quân cờ đó đứng ở giữa các giao điểm ngang, dọc khác nhau. 

Đối với quân Pháo các nước đi tương tự giống với quân Xe trong trường hợp Pháo không bắt quân của đối thủ. Để có thể bắt quân đối thủ trước Pháo cần có từ 1 đến 2 quân cờ bất kỳ được gọi là ngòi thì mới có thể bắt quân đối phương. 

Quân Tốt khác với các quân còn lại là sẽ được qua sông và có thể đi tiến hoặc đi lùi khi đang ở địa phận của đối thủ. Còn khi ở phạm vi nước mình thì quân Tốt không được phép đi lùi chỉ được đi tiến. 

Xem thêm: Cách nhận biết quân cờ tướng - Bước đệm thành danh thủ cờ tướng

- Khi các giao điểm mà người chơi muốn đến đã có đối thủ đứng chắn thì có quyền được bắt quân và chiếm giữ các vị trí tại khu vực đó. 

- Người chơi có thể cho đối phương bắt quân hoặc hiến quân của mình cho đối thủ nhưng tuyệt đối không được bắt quân của mình và quân Tướng hay Soái. 

- Những quân đã bị bắt sẽ bị loại ra khỏi bàn cờ.

Mua mã thẻ cào online

Bàn Cờ và các quân Cờ Tướng
Bàn Cờ và các quân Cờ Tướng 

Chiếu Tướng là từ được dùng để chỉ khi có một bên sắp thắng trận và một bên sắp bại trận. Chiếu Tướng xảy ra khi một bên sắp bắt được tướng của bên còn lại, Tướng của bên bị chiếu Tướng tứ phía và bên bị Chiếu Tướng phải tìm cách để có thể thoát khỏi vòng vây đó. 

Để tránh khỏi tình trạng Chiếu Tướng thì bên bị Chiếu Tướng cần thực hiện theo một số cách làm như sau: Di chuyển Tướng của quân mình sang một hướng khác, dùng quân khác chặn quân đang chiếu Tướng quân mình và thậm chí là bắt quân đang Chiếu đó. 

 Chiếu tướng trong cờ Tướng có nghĩa là gì?
 Chiếu tướng trong cờ Tướng có nghĩa là gì? 

Đó chỉ là một số các thông tin cơ bản về luật thi đấu Cờ Tướng mà bạn có thể tham khảo các thông tin thêm. Chơi Cờ không khó, chỉ cần bạn hiểu luật chơi, nắm rõ các kiến thức về cách di chuyển, lượt đi, bước đi, đối với từng quân cờ là bạn đã có thể hình dung ra được cách chơi Cờ Tướng như thế nào rồi. 

Hy vọng toàn bộ nội dung trong bài viết đã cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích nhất, bạn có thể tham khảo thêm thông tin về luật thi đấu cờ Tướng trong nghị định số 1409 để hiểu rõ hơn về luật cũng như là cách chơi Cờ Tướng.

bài viết liên quan Cách chơi Cờ Tướng như thế nào?

Cách chơi Cờ Tướng như thế nào? Chơi Cờ Tướng có dễ không? Hãy cùng tham khảo bài viết hướng dẫn cách chơi Cờ Tướng ngay sau đây. 

Cách chơi Cờ Tướng
 

mua thẻ onilne
Liên hệ qua số điện thoại Liên hệ qua skype